By btv NH
March 30, 2020
Thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh viêm phổi do virus Corona chủng bùng phát, chắc chắn có nhiều công ty đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng lớn, và họ thậm chí có thể phải đóng cửa. Nhưng bên cạnh đó, giống như Alibaba hay Kinh Đông, biết đâu một gã khổng lồ khác sẽ lại xuất hiện?
Dịch Covid-19 đang lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, len vào mọi ngõ ngách của kinh tế, kéo giảm doanh thu, gián đoạn chuỗi cung ứng, làm bốc hơi cả nghìn tỷ USD GDP toàn cầu và có thể khiến nền kinh tế thế giới rơi vào bế tắc. Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ khác, sự sợ hãi đối với Covid-19 sẽ thúc đẩy những thay đổi trong cách làm việc của các doanh nghiệp – mà bản chất là những việc này đã được chuẩn bị một thời gian dài hay thậm chí đang bắt đầu diễn ra rồi.
Bài học từ quá khứ
17 năm trước, đại dịch SARS cũng đã gây nên một cuộc suy thoái lớn, gây thiệt hại 40 tỉ đô trên toàn thế giới. Nhưng đây cũng chính là bước ngoặt mạnh mẽ đối với một số doanh nghiệp khi sớm nhận ra sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng và nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh. Alibaba là một ví dụ điển hình
Động thái lớn nhất của Alibaba trong thời SARS là ra mắt trang mạng mua sắm trực tuyến Taobao. Sau khi dịch SARS bùng phát, Jack Ma nhận thức sâu sắc rằng bán lẻ trực tuyến sẽ trở thành thứ mà mọi người cần, và điều cần thiết là Alibaba phải ra mắt một doanh nghiệp bán lẻ. Không ai tin, kể cả những người đứng đầu Alibaba, nhưng giờ chúng ta đều nhìn thấy đế chế khổng lồ Taobao đã đánh bại Ebay như thế nào.
SARS được cho rằng chính là yếu tố đã “sinh ra” Taobao và JD.com – hiện đang là 2 công ty thương mại điện tử lớn ở Trung Quốc.
Cùng thời điểm đó, 12 trung tâm mua sắm Kinh Đông (Jindong) của Lưu Cường Đông hoàn toàn không có doanh số. Ông phải chuyển sang bán hàng thông qua nhóm QQ và BBS, sau đó ra mắt trung tâm mua sắm trực tuyến, và cuối cùng phát triển thành Đế chế Kinh Đông như ngày nay.
Tại Singapore, SARS cũng đã thúc đẩy Cơ quan Kỹ thuật Công nghệ và Khoa học Quốc phòng phát triển các máy quét hình ảnh nhiệt hồng ngoại tiên tiến đối với hoạt động kiểm tra thân nhiệt trên diện rộng.
Có rất nhiều công ty khác cũng bị ảnh hưởng bởi SARS vào thời điểm đó. Nhưng cách mà các doanh nghiệp nhìn thấy thách thức và cơ hội trước đại dịch là điều quyết đinh sự sinh tồn của mình. Nhiều doanh nghiệp sụp đổ, nhưng cũng có những doanh nghiệp bùng nổ mạnh mẽ vì quan sát và dự đoán được nhu cầu của người tiêu dùng.
Quay về thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh viêm phổi do virus Corona chủng bùng phát, chắc chắn có nhiều công ty đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng lớn, và họ thậm chí có thể phải đóng cửa. Nhưng bên cạnh đó, giống như Alibaba hay Kinh Đông, biết đâu một gã khổng lồ khác sẽ lại xuất hiện?
Những dấu hiệu khả quan và nhiều động thái tích cực xuất hiện
Sự bùng phát của virus Corona có thể làm thay đổi cách thức vận hành của các doanh nghiệp và cuối cùng là tái cấu trúc lại nhiều ngành công nghiệp. Nói một cách đơn giản thì Covid-19 sẽ chỉ cho chúng ta những cách tốt hơn để làm việc.
Đã có một vài động thái biểu hiện cho sự thay đổi tích cực mà chúng ta đang nói đến:
Tại hội nghị “Hiệp hội hợp tác và phát triển trí tuệ nhân tạo” (AAAI) ở New York vào đầu tháng 2, các nhà nghiên cứu đã chủ yếu thực hiện các cuộc trao đổi và thuyết trình thông qua video do lệnh cấm du lịch. Hội nghị AAAI đã may mắn vẫn được diễn ra giữa lúc đại dịch đang bùng nổ. Có lẽ một hội nghị truyền hình sẽ trở nên phổ biến trong tương lai gần.
Một khi các doanh nghiệp nhận ra có thể tồn tại với rất ít tương tác trực diện, chi phí đi lại sẽ được hạn chế. Thật ra lý do lớn nhất ban đầu của các hội nghị thông qua truyền hình là tiết kiệm chi phí đi lại.
Làm việc từ xa đã nhen nhóm trở thành một xu hướng trong những năm gần đây, nhưng với sự lan rộng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp dù muốn dù không cũng bắt đầu thử nghiệm hoạt động này nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. CEO của Zoom, công ty cung cấp dịch vụ tổ chức hội thảo trực tuyến bằng hình ảnh, cho biết rằng dịch COVID-19 đã khiến cho nhu cầu và việc sử dụng các trang thiết bị làm việc từ xa tăng cao kỷ lục.
Một khi hình thức làm việc từ xa trở nên phổ biến, nhu cầu làm việc tại các văn phòng và tổ hợp công ty giảm dần. Những động thái hướng tới cắt giảm chi phí bất động sản nhờ virus Corona mà có thể được đẩy nhanh hơn.
Biến thách thức thành cơ hội – doanh nghiệp cần làm gì để đi theo “dòng lũ Corona”?
1. Đa dạng hóa chuỗi cung ứng – cải thiện sự phụ thuộc vào 01 quốc gia
Chúng ta dễ dàng nhìn thấy ở những con số thống kê, sau ngành du lịch, các công ty chịu thiệt hại nặng nề nhất từ COVID-19 là những công ty có chuỗi cung ứng phụ thuộc vào 01 quốc gia khác. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng đã khiến hàng nghìn nghìn doanh nghiệp điêu đứng và trên bờ vực phá sản.
Khó khăn lúc này cũng là thời điểm mà từng ngành hàng, từng doanh nghiệp phải nhìn lại mình để thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ. Đây là lúc các ngành hàng, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa và triển khai thực chất hơn chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa, cơ cấu lại thị trường, đối tác… qua đó hạn chế rủi ro, giảm bớt sự phụ thuộc vào chỉ một hoặc một vài thị trường trọng điểm.
2. Thích ứng với mô hình làm việc từ xa, khai thác triệt để những lợi thế mà nó mang lại
Dịch Covid-19 đã thúc đẩy các doanh nghiệp vận hành theo mô hình làm việc từ xa. Thực tế, những lợi ích từ mô hình này đều đã được công nhận rất rõ ràng, bao gồm giảm căng thẳng, khuyến khích khả năng sáng tạo, thu hút được nhiều nhân tài ở các vị trí địa lý và các quốc gia khác nhau.
Do đó doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng thích ứng, thiết kế lại công việc, thậm chí tái cấu trúc phòng ban để có thể dễ dàng trao đổi, tương tác và quản lý qua phần mềm. Đây cũng chính là cơ hội để cải biến các quy trình, cải tổ bộ máy.
3. Đáp ứng nhu cầu về công nghệ một cách có hệ thống và đúng chiến lược
Khi con người không thể đi lại hoặc gặp gỡ nhau thường xuyên, họ sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ để giao tiếp, duy trì liên lạc và hoàn tất công việc. Muốn nhân viên làm việc từ xa hiệu quả, ngoài việc xây dựng chính sách cho nhân viên, sở hữu hệ thống quy trình làm việc chặt chẽ thì các công cụ quản lý thông minh là điều quan trọng không kém.
Không đơn thuần chỉ là những công cụ phục vụ cho nhu cầu giao tiếp, doanh nghiệp cần có những bước đi hệ thống và chiến lược hơn, nhằm hướng tới những nền tảng toàn diện, có thể giải quyết triệt để từng bài toán trong quá trình quản trị và vận hành. Ở phương diện là công cụ để trao đổi giao tiếp hàng ngày, thì các ứng dụng quốc tế như Zoom hay Slack đang ngày càng trở nên phổ biến.
Đặc biệt là ứng dụng Mobile App Vip Card – WService, ứng dụng thay thế thẻ thành viên vật lý đầu tiên tại Việt Nam cũng sẽ là một giải pháp hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp tạo được thêm nền tảng bán hàng mới, tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng, cơ hội quảng cáo thương hiệu và sản phẩm. Hiện nay, ứng dụng WService đang liên kết với nhiều ngành hàng như: Ẩm thực, du lịch, làm đẹp, mỹ phẩm, giáo dục, …
Chẳng có ai mong muốn dịch bệnh kéo dài, trong tình hình này, các công ty, doanh nghiệp không còn cách nào khác ngoài xoay chuyển tình thế khó khăn – biến nó trở thành cơ hội cho mình. Nhưng nếu thành công, chúng ta không chỉ sống sót qua đại dịch – mà những nỗ lực này sẽ còn có tác dụng lâu dài, trở thành nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này của doanh nghiệp.
Theo CafeBiz
By namhuongsuper
Xem chi tiếtBy namhuongsuper
Xem chi tiếtBy namhuongsuper
Xem chi tiết