By btv NH
May 18, 2020
Biết tận dụng tất cả những nền tảng sẵn có là cách để doanh nghiệp có thể tồn tại và phục hồi nhanh chóng sau dịch.
Dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam một cách đáng kể, theo đó 21% khách hàng đã thay đổi thương hiệu tiêu dùng, đây là con số mà các thương hiệu cần lưu tâm. Điều này đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp khi phải mở rộng phạm vi tiếp cận, vừa giữ chân khách hàng mục tiêu vừa “lấy lòng” lượng khách hàng mới khi việc kinh doanh Offline bị hạn chế. Live Marketing đã ra đời để giải quyết các nhu cầu trên trong bối cảnh công nghệ số đang được ưu ái trong cuộc khủng hoảng và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thay đổi thói quen người tiêu dùng về sau.
Đó là chủ đề diễn giả Tuấn Hà – CEO Vinalink và Thevuon đã chia sẻ trong buổi Meeting Online của Tạp chí Phong Cách Doanh Nhân.
Theo báo cáo Khủng hoảng Covid-19: Tác động và tiềm năng phục hồi của Adsota, Skype và Zoom là 2 công cụ được các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục sử dụng nhiều nhất cho mục đích gọi video trực tuyến. Có đến 53% nhân viên tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng Skype cho các cuộc họp, theo sau đó là Zoom và Google Hangouts với số liệu lần lượt là 33% và 19% người sử dụng. Microsoft Teams cũng là một trong những ứng dụng nổi bật với 18% người sử dụng và được nhiều lớp học lựa chọn để tổ chức trực tuyến. Với việc ăn, ngủ, làm việc cùng các ứng dụng trực tuyến đã biến nơi đây trở thành một “siêu thị khổng lồ” cho người bán và người mua.
Khái niệm Live Marketing có vẻ xa lạ với nhiều người nhưng thực tế, live marketing đã tồn tại rất lâu và quen thuộc đối với đại đa phần chúng ta dưới hình thức livestream. Việc livestream thực tế đã dần thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Theo khảo sát, hoạt động livestream tăng trưởng 300% sau đợt dịch Covid-19. Trước hết, livestream đã tạo nên không gian thuận tiện để thương hiệu và người tiêu dùng có thể tương tác hai chiều trực tiếp, tức thời với nhau. Người tiêu dùng ngày nay kì vọng người bán có thể nhanh chóng tư vấn và đáp ứng nhu cầu tức thời của họ, nếu doanh nghiệp có thời gian phản hồi yêu cầu của khách hàng muộn hơn 10 phút thì 80% là đã đánh mất cơ hội kinh doanh (Theo Lead Connect).
Việc ra đời của livestream đã đáp ứng được tâm lý đó khi người dùng và thương hiệu có những sự tương tác ngay lập tức và vô cùng gần gũi. Người dùng có thể để lại câu hỏi trong các bình luận (comment) ngay trong thời gian livestream, doanh nghiệp sẽ giải đáp thắc mắc của từng cá nhân.
Bên cạnh đó, việc Livestream có thể giải quyết vấn đề nghi ngờ, lo lắng về chất lượng thực tế của sản phẩm/dịch vụ, họ có thêm niềm tin khi được quan sát sản phẩm thực tế. Kết quả, khi bán hàng livestream, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng sẽ tăng đáng kể.
Lợi ích lớn nhất mà livestream mang đến cho doanh nghiệp đó là tiết kiệm chi phí khi hầu hết tất cả các nền tảng cung cấp tính năng livestream thịnh hành nhất hiện nay: Facebook, Instagram, Youtube,…đều miễn phí.
Xuất hiện tại Việt Nam nói riêng và thế giới một thời gian nhưng chỉ đến khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, lệnh cách ly được ban hành ở nhiều nơi thì các ứng dụng video trên nền tảng điện thoại như Tik Tok lại bùng phát mạnh mẽ do nhu cầu giải trí tăng cao. Ứng dụng này gần đây đã chính thức chạm mốc 2 tỉ lượt tải trên toàn thế giới tính từ khi ra mắt. TikTok đã chứng minh được sức ảnh hưởng của mình đối với xã hội khi được nhiều tổ chức y tế của các quốc gia lựa chọn làm nền tảng truyền thông về dịch bệnh Covid-19. Với hình thức short video, tạo các xu hướng đa dạng, dễ thực hiện, bắt trúng tâm lý tạo trend của giới trẻ là những lý do Tik Tok được yêu thích.
Theo anh Tuấn Hà, mỗi một nền tảng đều sẽ phù hợp với đối tượng khách hàng khác nhau, kéo theo đó là sản phẩm, cách truyền thông, KOL,… cũng cần tạo sự khác biệt giữa các nền tảng. Ví dụ, những ứng dụng họp trực tuyến như Zoom, Skype, StreamYard phù hợp với việc giới thiệu sản phẩm, ra mắt sản phẩm, họp,… một cách chuyên nghiệp và chỉn chu hơn, điểm cộng của các ứng dụng này là khách hàng có thể trò chuyện trực tiếp với người bán/diễn giả với thao tác đơn giản là bật Mic và thời lượng phát sóng của các ứng dụng này cũng dài hơn (thường kéo dài 1-2 tiếng).
Các buổi Meeting Online
Đối với Facebook, đây từ lâu đã được coi là “thánh địa” của việc bán hàng online do tích hợp trên một nên tảng đã có rất nhiều người sử dụng, chỉ cần livestream của bạn xuất hiện trên new feed của một ai đó thì cơ hội tiếp cận khách hàng đã rất cao, chưa kể đến mỗi một tài khoản trên đây cũng sẽ có một nguồn khách hàng hiện hữu và ổn định đến từ friend list vì con người có xu hướng tin tưởng sản phẩm của người quen biết với mình bán, hơn là do một người xa lạ bán.
Buổi livestream chia sẻ của Cộng đồng phụ nữ khởi nghiệp – WSUN
Còn Tik Tok, đây là ứng dụng mới nổi và được giới trẻ yêu thích nhờ vào những filter đa dạng, hấp dẫn, thời lượng của clip thường giới hạn trong thời gian ngắn nên cần tập trung vào yếu tố thu hút, tạo điểm nhấn sản phẩm của mình từ 15s -30s, và sản phẩm được bán trên đây nên tập trung vào độ rẻ, đẹp phù hợp với đối tượng thường sử dụng ứng dụng này.
Phương pháp tiếp thị sản phẩm của mỗi người, mỗi doanh nghiệp đều khác nhau, tuy nhiên, diễn giả Tuấn Hà đã chia sẻ những bí quyết cơ bản cần áp dụng để sản phẩm có thể thu hút khách hàng:
– Tạo Hash Tag trên các video để tăng độ lan tỏa
– Tận dụng các tính năng trên ứng dụng để tạo độ lan tỏa và thu thập thông tin khách hàng
– Lựa chọn các trend được yêu thích nhất, phù hợp với sản phẩm mình muốn bán.
– Tận dụng các nền tảng mà ứng dụng đó có thể sử dụng để tối ưu hóa độ lan tỏa của sản phẩm (website, fanpage, youtube)
– Tạo nên một kịch bản bài bản để thu hút khách hàng hoặc tạo độ nhận diện của video clip thương hiệu của mình để tăng độ nhận diện của khách hàng (nhạc nền, intro, lời chào,….)
– Đăng kí tick xanh cho fanpage bán hàng để có thể chạy quảng cáo khi livestream
– Kế hoạch truyền thông bài bản trước, trong và sau livestream.
Như vậy, với Live-Marketing, các thương hiệu có ngay một kế sách kịp thời để sẽ sẵn sàng vượt qua “Thời khủng hoảng COVID-19”, giúp thực hiện một cách tối ưu các chiến lược marketing kích hoạt thương hiệu, tái tung sản phẩm, show thương mại hay giải trí… và quan trọng nhất là giữ kết nối với người dùng bằng những trải nghiệm và tương tác trực tuyến thông qua những ý tưởng sáng tạo.
Theo Phong Cách Doanh Nhân
By namhuongsuper
Xem chi tiếtBy namhuongsuper
Xem chi tiếtBy namhuongsuper
Xem chi tiết