1
Bạn cần hỗ trợ?

Nam Hương - Tin tức

SUBSCRIBE!

Vì sao Mô hình Hệ sinh thái trở thành Xu hướng kinh doanh hiện nay?

By btv NH

May 12, 2020

Để hiểu được những điểm độc đáo cũng như sự phát triển của mô hình Hệ sinh thái đã thay đổi cuộc đua trên thị trường như thế nào. Xin mời quý vị cùng tham khảo bài phân tích bên dưới đây.


Hệ sinh thái & Chuỗi giá trị

Hệ sinh thái kinh doanh (Business Ecosystem) được hiểu là mạng lưới các tổ chức, bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, v.v., liên quan đến việc cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua cả cạnh tranh và hợp tác. Khi một hệ sinh thái kinh doanh phát triển mạnh, điều đó có nghĩa là những người tham gia thị trường đã thành công trong việc sắp xếp và tổ chức hợp lí hóa luồng ý tưởng, tài năng và vốn trong toàn hệ thống.

Thực chất, mô hình Hệ sinh thái đã xuất hiện được một khoảng thời gian, ví dụ như các trung tâm thương mại kết nối các khách hàng và các cửa hàng; báo chí kết nối độc giả và các nhà quảng cáo. Ngày nay mô hình kinh doanh Hệ sinh thái thay đổi do sự xuất hiện của công nghệ, đã giúp giảm nhu cầu sở hữu cơ sở hạ tầng và tài sản vật chất. Công nghệ đã giúp việc xây dựng và mở rộng các Hệ sinh thái trở nên đơn giản và rẻ hơn, giúp cho việc tham gia và củng cố “hiệu ứng mạng lưới” trở nên trơn tru hơn, cũng như nâng cao khả năng nắm bắt, phân tích và trao đổi lượng lớn dữ liệu và tăng giá trị cho các bên tham gia trong hệ sinh thái.

 

 

Thực tế bạn không cần tìm đâu xa, những ví dụ về các mô hình kinh doanh Hệ sinh thái rất phổ biến hiện nay như Uber, Alibaba, Airbnb, đáng nói nhất chính là Apple. Nếu như năm 2007 thị phần của Apple tại thị trường máy tính ít hơn 4% và không có thị phần tại thị trường điện thoại di động, bằng việc khai thác sức mạnh của Nền tảng Hệ sinh thái và tận dụng những quy luật mới trong xây dựng chiến lược, Apple gần như thống lĩnh thị trường sản xuất điện thoại di động thông minh với lợi nhuận chiếm 92% tổng lợi nhuận toàn cầu (2015), từng bước đẩy lùi các ông lớn trong thị trường này như: Nokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson và LG.

Sự thành công này là bài học cho các công ty trong các ngành công nghiệp khác. Những công ty không biết nắm bắt mô hình kinh doanh Hệ sinh thái và không nắm được những quy tắc chiến lược mới của mô hình này sẽ khó có thể cạnh tranh lâu dài.

 

 

Dù mô hình kinh doanh Hệ sinh thái có nhiều hình thức khác nhau nhưng tựu chung vẫn có cấu trúc cơ bản bao gồm 4 bên tham gia:

Chủ sở hữu hệ sinh thái kiểm soát quyền sản phẩm sở hữu trí tuệ, đóng vai trò quản lý. Ví dụ, Google tạo ra Hệ điều hành Android và không ngừng cải tiến nó.

Các nhà cung cấp là cầu nối giữa hệ sinh thái và người tiêu dùng. Ví dụ, các nhà sản xuất điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android như Samsung, Sony, HTC…

Các nhà sản xuất đưa ra các loại sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ, những nhà phát triển app, những đơn vị phát hành nội dung, phim ảnh, âm nhạc…

Người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ, sản phẩm đó.

 

Những công ty không biết nắm bắt mô hình kinh doanh Hệ sinh thái và không nắm được những quy tắc chiến lược mới của mô hình này sẽ khó có thể cạnh tranh lâu dài.

Để hiểu được sự phát triển của mô hình Hệ sinh thái đã thay đổi cuộc đua trên thị trường như thế nào, chúng ta cũng cần làm rõ thế nào là mô hình kinh doanh Chuỗi giá trị truyền thống? Theo đó, Chuỗi giá trị (Pipeline) là mô hình kinh doanh thống trị ngành công nghiệp hàng thập kỷ qua, đây bao gồm các giai đoạn cần thiết cho một sản phẩm hoặc dịch vụ từ lúc còn là khái niệm đến khi phân phối đến người tiêu dùng và cuối cùng là vứt bỏ khi hết thời hạn sử dụng. Và một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra giá trị tối đa cho chuỗi.

 

Đâu là điểm khác biệt giữa hai mô hình trên?

Đối với mô hình Chuỗi giá trị, những tài sản đó có thể là tài sản hữu hình như mỏ khoáng sản, bất động sản và tài sản vô hình như sản phẩm trí tuệ. Với mô hình Hệ sinh thái, các tài sản sẽ khó sao chép hơn: đó là cộng đồng người tham gia và các nguồn lực mà các thành viên sở hữu và đóng góp, đó có thể là căn hộ (trên AirBnb), xe hơi (trên Uber) hoặc ý tưởng và thông tin người dùng. Nói cách khác, mạng lưới các nhà sản xuất và người dùng là tài sản chính của mô hình Hệ sinh thái.

 

Rất nhiều công ty sử dụng thuần mô hình Chuỗi giá trị vẫn có khả năng cạnh tranh cao, tuy nhiên khi các công ty sử dụng mô hình Hệ sinh thái tham gia vào thị trường, họ có khả năng thắng cao hơn.

Các công ty vận hành theo mô hình Chuỗi giá trị tập trung vào việc tổ chức nhân sự và các nguồn lực nội bộ. Họ tạo ra giá trị bằng cách tối ưu hóa toàn bộ chuỗi các hoạt động liên quan đến sản phẩm, từ khâu nguyên liệu đến khâu bán hàng và các dịch vụ. Còn mô hình Hệ sinh thái tạo ra giá trị bằng cách tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các nhà sản xuất bên ngoài và người tiêu dùng. Việc hướng đến các yếu tố bên ngoài công ty giúp họ giảm được các khoản biến phí trong sản xuất. Bước chuyển đổi quan trọng nằm ở chỗ, từ việc tạo ra nhu cầu chuyển sang thuyết phục những bên tham gia trở nên tích cực hơn, cần đến một kĩ năng thiết yếu đó là khả năng kiểm soát hệ sinh thái.

 

Mô hình Chuỗi giá trị luôn theo đuổi việc tối đa hóa giá trị lâu dài của từng khách hàng, mô hình Hệ sinh thái lại tập trung vào tối đa hóa tổng giá trị của cả hệ sinh thái rộng lớn trong một quy trình tuần hoàn

Mô hình Chuỗi giá trị luôn theo đuổi việc tối đa hóa giá trị lâu dài của từng khách hàng sử dụng dịch vụ và sản phẩm, những người ở cuối cùng Chuỗi giá trị. Tuy nhiên, mô hình Hệ sinh thái lại tập trung vào tối đa hóa tổng giá trị của cả hệ sinh thái rộng lớn trong một quy trình tuần hoàn, lặp lại và hoạt động dựa trên các phản hồi. Điều này khiến các công ty đôi khi buộc phải điều chỉnh lợi ích của một nhóm khách hàng để có thể thu hút được nhóm khách hàng khác.

Mỗi một mô hình hoạt động đều có những ưu điểm và nhược điểm, điều quan trọng là chúng ta biết lựa chọn mô hình phù hợp với quy mô doanh nghiệp, tình hình tài chính và sản phẩm mà doanh nghiệp đang hướng đến. Rất nhiều công ty sử dụng thuần mô hình Chuỗi giá trị vẫn có khả năng cạnh tranh cao, tuy nhiên khi các công ty sử dụng mô hình Hệ sinh thái tham gia vào thị trường, họ có khả năng thắng cao hơn. Đó là lý do vì sao những gã khổng lồ về mô hình Chuỗi giá trị như Walmart, Nike, John Deere và GE đang gấp rút phối hợp hình thức Hệ sinh thái vào mô hình kinh doanh của họ. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể kết hợp cả 02 mô hình trên.

 

 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TỪ NAM HƯƠNG

[cf7-form cf7key="untitled"]
Loading

Loading...